19 khu phố ẩm thực nổi tiếng tại TP HCM

Phố chuyên đồ ngọt, phố ốc, phố bán món ăn đặc trưng của người Hoa... song đều được yêu thích với những món ăn phong phú, chất lượng, giá rẻ.

1. Hẻm 51 Cao Thắng (quận 3, TP HCM) từ lâu đã quen thuộc với những tín đồ ăn uống ở Sài thành. Phá lấu, hột vịt lộn, trứng cút lộn, cá viên chiên, mì xào, há cảo, cháo tiều... hương vị thơm ngon, giá mềm cùng vị trí trung tâm thành phố là lý do con hẻm này luôn đông thực khách đến khám phá và trải nghiệm.

2. Hẻm 284 Lê Văn Sỹ (quận 3, TP HCM) là điểm đến quen thuộc của học sinh, sinh viên và giới văn phòng. Điểm nhấn của các món ăn vặt trong hẻm là món ăn miền Trung như bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bún hến, bún bò, mì Quảng...

19 khu phố ẩm thực nổi tiếng tại TP HCM

3. Từ 15h, con hẻm 195 Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh, TP HCM) đông vui và nhộn nhịp với hàng chục quán xe, xe bán các món ăn vặt. Trong số các món ăn tại đây, nổi tiếng và được biết nhiều nhất là xe phá lấu hơn 20 năm.

4. Chỉ là con hẻm nhỏ của quận vùng ven, song các món ăn vặt trong hẻm 181 Xóm Chiếu (quận 4, TP HCM) luôn có chỗ đứng trong lòng thực khách bởi sự đa dạng trong chế biến, trình bày.

5. Cùng nằm trên một con đường nhưng hẻm 200 Xóm Chiếu (quận 4, TP HCM) lại là thiên đường của xe phá lấu ngon nhất nhì Sài Gòn hay ốc tô tươi, nhiều, rẻ.

6. Với mật độ dày của các xe, quán bán rau câu dừa, bánh flan, bánh flan nước cốt dừa, rau câu phô mai cho đến chè khúc bạch... hẻm 14 Trần Bình Trọng (quận 5, TP CHM) là thiên đường ẩm thực của những tín đồ hảo ngọt.

7. Hẻm 177 Lý Tự Trọng (quận 1, TP HCM) hút giới trẻ với “thương hiệu” trái cây tô nổi tiếng. Tô trái cây tại đây phong phú với hơn 10 loại trái cây khác nhau.
19 khu phố ẩm thực nổi tiếng tại TP HCM

8. Con đường bánh tráng nướng Cao Thắng (quận 3, TP HCM) bắt đầu hoạt động lúc 17h và kết thúc lúc 23h. Nơi đây chuyên bán bánh tráng nướng Đà Lạt với các loại nhân phong phú và đa dạng.

9. Đường Vạn Kiếp (giữa quận Phú Nhuận và quận Bình Thạnh, TP HCM): Mật độ dày của các quán phở, bánh canh cua, bánh mì, bánh xèo, bún mắm, bún bò Huế, bún chả, nem nướng, chè… biến đoạn đường dài vài trăm mét thành phố ẩm thực.

10. Đường Sư Vạn Hạnh (quận 10, TP HCM): Nói đến phố ẩm thực này, người ta nghĩ ngay đến khu vực chung cư Ngô Gia Tự và Nguyễn Chí Thanh. Phố nhộn nhịp từ 17h. Ở đây có nhiều món, trong đó, chiếm ưu thế là bánh xèo miền Trung và bột chiên.

11. Đường Vĩnh Khánh (quận 4, TP HCM): Được biết đến như một phố ốc của Sài Gòn, với những quán nổi tiếng như ốc Oanh, ốc Nở. Hai món được yêu thích nhất là là ốc hương rang muối, sò điệp nướng mỡ hành.

12. Không nhộn nhịp, tất bật như phố ốc Vĩnh Khánh, song phố ốc Thành Thái (đoạn từ ngã tư Thành Thái - Tô Hiến Thành, quận 10, TP HCM) vẫn đủ sức lấy "nước miếng" của bất kỳ khách đi đường nào.

13. Nằm ngay chân cầu Thị Nghè, từ lâu đường Phan Văn Hân (quận Bình Thạnh, TP HCM) đã là điểm đến của sinh viên khi muốn thưởng thức món ăn giá rẻ.

14. Phố ẩm thực Cô Giang (quận 1, TP HCM) là nơi có những món ăn đường phố giá mềm. Ngoài lượng khách địa phương, nơi đây còn đón tiếp số lượng lớn khách Tây ba lô. 

15. Bạn có thể tìm thấy bất kỳ món nào ở Phan Xích Long, con đường sầm uất nhất nhì quận Phú Nhuận (TP HCM), từ những món bình dân như bánh xèo, gỏi cuốn.... đến cháo ếch, cà phê Starbucks...
19 khu phố ẩm thực nổi tiếng tại TP HCM

16. Tuyến đường Phan Văn Trị "huyết mạch" của quận Gò Vấp, TP HCM cũng thu hút thực khách và người đi đường với mật độ quán ăn dày đặc, cùng hương thơm tỏa ra vào các giờ cao điểm.

17. Con đường trái cây đĩa Nguyễn Cảnh Chân (quận 5, TP CHM) chiêu đãi thực khách với những đĩa trái cây mát lạnh, rau câu phong thủy thơm ngọt và mứt dừa non rim béo mềm.
18. Thiên đường bánh tráng trộn Nguyễn Thượng Hiền (quận 3, TP HCM) có hàng trăm xe, quán bánh tráng trộn khác nhau. Trong đó, được yêu thích nhất là Chú Viên, xe bánh tráng trộn muốn mua phải xếp hàng lấy số thứ tự.

19. Đường Hà Tôn Quyền (quận 11, TP HCM) lại biết đến như phố sủi cảo của Sài Gòn. Điểm chung là các quán sủi cảo tại đây gần như được cung cấp cùng một nguồn. Vì thế sự khác biệt của món ăn nằm trong cách nêm nếm, phối vị của người bán.
Những món bạn không nên bỏ qua ở Sài Gòn
Cơm tấm, bột chiên, phá lấu... không chỉ mang đặc trưng ẩm thực của thành phố phương Nam mà còn phần nào toát lên con người, tính cách của người dân nơi đây.

Bài và ảnh: An Huỳnh
Theo news.zing.vn

Bánh mì chấm cháo lươn đậm đà xứ Nghệ




Cháo lươn sánh vàng, thơm mùi hành răm, ăn kèm bánh mì hay bánh mướt là món ăn dân dã, mang nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Nghệ.

Để có được tô cháo lươn, khâu chế biến tưởng chừng như đơn giản mà rất kỳ công. Đầu tiên, lươn đồng được làm sạch với muối, đem luộc vừa tới sao cho không bị mềm hay nát.

Sau đó gỡ lấy phần thịt lươn để riêng ra bát, bỏ nội tạng và giữ lại xương, đầu để ninh cháo. Thịt lươn ướp với gia vị, tiêu cho ngấm. Bắc chảo trên bếp, bỏ hành tăm băm nhỏ vào phi, cho thịt lươn vào, nêm dầu điều, nước nghệ, xào đều tay để ngấm gia vị. Người đầu bếp khéo tay xào để miếng lươn không quá khô hay mềm, thấm vị cay nồng của hành, ớt.

Cháo lươn là đặc sản không nên bỏ qua ở Vinh.
Cháo lươn là đặc sản không nên bỏ qua ở Vinh.

Cháo cũng được nấu với nhiều công đoạn. Băm nhuyễn xương sống lươn, nấu lấy nước súp, rồi lọc bỏ xương vụn đi, sau đó đem ninh cháo. Gạo nấu cháo là loại gạo tẻ ngon, thêm một chút gạo nếp cho dẻo, sánh hơn. Sự kỳ công của công đoạn ninh cháo thể hiện ở chỗ gạo phải được rắc từ từ để cháo không vón cục và người nấu tuyệt đối không được dùng đũa để cháo tránh bị nát hay nồng. Người xứ Nghệ để nguyên hạt gạo mà ninh cháo chứ không giã nhỏ hay xay gạo thành bột. Cháo ninh thật kỹ, hạt nở bung mà không nát, sánh đều, giữ được vị ngọt từ xương lươn.

Khi cháo nhừ, để nồi cháo trên một lò than với lửa nhỏ liu riu, luôn sôi lăn tăn. Lúc ăn múc lươn vào bát, đổ cháo lên, rắc thêm rau răm, rau ngổ, hành lá đã rửa sạch và băm nhỏ, cho thêm chút hạt tiêu gia vị cho vừa rồi ăn nóng.

Gọi bánh mì ăn kèm là cách thưởng thức cháo lươn đúng điệu.
Gọi bánh mì ăn kèm là cách thưởng thức cháo lươn đúng điệu.

Cháo lươn xứ Nghệ thường được ăn với bánh mì hoặc bánh mướt cho bữa sáng hoặc ăn khuya. Thưởng thức bát cháo lươn Nghệ An ngon mắt khi có sự hòa trộn giữa màu vàng óng của nghệ, màu xanh của rau răm, cùng màu đỏ của ớt. Món ăn cũng ngon miệng với vị cay nồng đậm đà xen lẫn ngọt béo của thịt lươn đồng.

Khi đến thành phố Vinh, bạn có thể tìm đến những quán cháo lươn ngon ở đường Phượng Hoàng, Cửa Nam, Mai Hắc Đế... vào buổi sáng. Nếu muốn ăn khuya, hãy ghé phố ăn đêm cổng thành (cạnh Sân vận động Vinh), ga Vinh... với giá 25.000-30.000 đồng một tô.

Theo dulich.vnexpress.net